K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

18 tháng 4 2020

1 khôn sống mống chết

2 đèn nhà ai nấy rạng

3 cơm ăn mỗi bữa mỗi lưng, hơi đâu mà giận người dưng thêm gầy

vote đúng cho mk nha

30 tháng 3 2018

Tìm 1 số thành ngữ và tục ngữ gần nghĩa với " Sống chết mặc bay"

Trả lời :

Chuyện ai người nấy lo. 
Cha chung không ai khóc. 
Phúc ai nấy hưởng, họa ai nấy gánh. 

 Khôn sống mống chết. 

Đèn nhà ai người nấy rạng 

Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại 

1 tháng 3 2021

Thương người như thể thương thân

1 tháng 3 2021

lá rách ít đùm lá rách nhiều

26 tháng 9 2023

Năm cùng tháng tận .

Bóc ngắn cắn dài .

Ăn chắc mặc bền .

8 tháng 10 2023

cảm ơn nhó leuleu

4 tháng 12 2017

Tính từ  

tài giỏi khác thường ( nghĩa của từ " lỗi lạc " )


1.Cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư . 
2. Cây ngay bóng thẳng , cây cong bóng vẹo . 
3. Cây ngay ko sợ chết đứng . 
4 Đói cho sạch, rách cho thơm 
Chớ có bờm xôm, để đời tiếng xấu 
5. Khó mà biết lẽ biết lời 
Biết ăn biết ở như người giàu sang. 
6. Cười người chớ vội cười lâu 
Cười người hôm trước hôm sau người cười. 
7. Áo rách cốt cách người thương. 
8. Ăn có mời ; làm có khiến. 
9. Mặc đẹp chưa - hẳn đã là sang..! 
Kém phẩm vô tâm, khạc nhổ càng.! 
Tư cách trang đài, do biết nghĩ 
Kín đáo, sạch sẽ "Tướng thật sang" 
10 Ban ngày quan lớn như thần 
Ban đêm quan lớn tần mần như ma 
11 Của thấy không xin 
Của công giữ gìn 
Của rơi không nhặt 
12 Của mình thì giữ bo bo, của người thì đớp cho no mới về. 

. Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Quang Trung

. Trần Hưng Đạo

. Lý Thường Kiệt

 Ngô Quyền

"lỗi lạc"có nghĩa là tài giỏi khác thường , vượt trội hơn mọi người

1 tháng 8 2018

câu trái nghĩa với câu "sống chết mặc bay" là “thương người như thể thương thân”
a) Câu tục ngữ là lời khuyên, lời chỉ bảo của ông cha ta sống thì phải biết yêu thương, giúp đỡ và đùm bọc lẫn nhau, hãy sống vì nhau, một người vì mọi người chứ đừng mọi người vì một người, sẽ khiến bạn trở thành người thừa thãi trong cái xã hội này.
b)     Mở bài: - Giới thiệu Phạm Duy Tốn và hiện thực đen tối của thời thực dân phong kiến mà ông từng chứng kiến. - Giới thiệu                   truyện ngắn Sống chết mặc bay.
        Thân bài: - Sống chết mặc bay là một thành ngữ dân gian nói về một lối sống miễn là được lợi cho mình, kẻ khác bị khố sở, thua thiệt thế nào cũng mặc.
                       - Thành ngữ này cũng dùng để chỉ về những biểu hiện của một thái độ ích kỉ, vô trách nhiệm.
                       - Phạm Duy Tốn dùng thành ngữ này đặt tên cho truyện ngắn của ông là muốn thế hiện một chủ đề trong xã hội đương thời: Những kẻ cầm quyền luôn ân chơi phè phơn, vô trách nhiệm, bỏ mặc dân lầm than điêu đứng. Do đó, nhan đề Sống chết mặc bay rất phù hợp với nội dung của truyện ngắn.
             Kết bài: Khăng định lại giá trị của nhan đề trong việc góp phần làm nối bật nội dung, chủ đề và tư tưởng của văn bản.
c)                                                                         Bài làm
      Tại sao lại là "Sống chết mặc bay" mà không là bất cứ một nhan đề nào khác? Nhan đề bắt nguồn từ một câu tục ngữ nổi tiếng và rất quen thuộc của dân gian ta "Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi". Câu tục ngữ như một lời phê phán, lên án trước thái độ của những kẻ chỉ biết vun vén, lo cho lợi riêng mình trong khi đó lại thản nhiên, lãnh đạm, thờ ơ thậm chí vô lương tâm trước tính mạng của những con người mà mình phải có trách nhiệm. Nhưng tại sao tác giả lại chỉ chọn phần đầu của câu tục ngữ mà không chọn cả câu? Có lẽ một phần là bởi vì nó gây lên sự hấp dẫn, kích thích người đọc và gây ấn tượng. Cũng một phần là bởi vì chỉ có phần đầu mới phù hợp với nội dung, cốt truyện. Tuy câu tục ngữ có ý nghĩa hợp với nội dung truyện nhưng không phải hoàn toàn đúng, hoàn toàn thích hợp, nhất là phần sau "tiền thầy bỏ túi" không phù hợp với nội dung của truyện. Phạm Duy Tốn không có ý định xây dựng hình ảnh một viên quan tham. Trong truyện, nhân vật trung tâm là lão quan phụ mẫu vô trách nhiệm, thờ ơ trước sinh mạng hàng trăm, hàng ngàn người dân lành vô tội, lão chỉ quan tâm đến sự hưởng thụ của bản thân mình mà thôi.   Sự lựa chọn, cách đặt nhan đề của nhà văn Phạm Duy Tốn rất độc đáo và chính xác, nó tạo nên sự kỳ thú, hấp dẫn kích thích trí tò mò người dọc, người nghe. Nó còn nâng cao thêm giá trị tác phẩm, không những thế, từ nhan đề ấy người đọc có thể khái quát được những đặc điểm nổi bật tiêu biểu của nhân vật trung tâm - tên quan phụ mẫu mà không làm mất đi tính lôi cuốn của nhan đề. Tác phẩm “Sống chết mặc bay” đã được đánh giá rất cao về nghệ thuật cũng như về nội dung. Bằng cách xây dựng nhân vật qua nhiều hình thức ngôn ngữ như tả, kể và đặc biệt là đối thoại, tác giả đã đưa ta đến với cuộc sống vinh hoa phú quý của bọn cầm quyền độc ác mà cụ thể là cuộc sống của tên quan phụ mẫu có trách nhiệm hộ đê trong truyện: Một người quan uy nghi, chễm chệ ngồi. Tay trái dựa gối xếp, chân phải duỗi thẳng ra, để cho tên người nhà quỳ ở dưới đất mà gãi. Một tên linh lệ đứng hen cầm quạt lông chốc chốc sẽ phẩy. Tên đứng khoanh tay trực hầu điếu đóm. Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, tráp đồi mồi, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng và cơ man những vật dụng quý phái sang trọng khác.    Cuộc sống ấy hoàn toàn trái ngược với cuộc sống lầm than, cơ cực của nhân dân. Sung sướng vậy thì việc gì phải quan tâm ai! "Sống chết mặc bay" cần gì lo nghĩ, cần gì bận tâm cứ hưởng lạc là được rồi. Nhan đề truyện ngắn đã tích cực góp phần khắc hoạ chủ đề và làm nổi bật tính cách nhân vật. Thông qua tên quan phủ, tác giả đã lên án thái độ vô trách nhiệm, vô lương tâm bè lũ quan lại cầm quyền đồng thời tỏ ra thương xót cho tính mạng người dân bị rẻ rúng, đó cũng chính là giá trị nhân đạo của tác phẩm. "Sống chết mặc bay” là một nhan đề hay, đặc sắc, chính nó đã làm cho giá trị của tác phẩm được đề cao nhấn mạnh. Một lần nữa ta khẳng định sức hấp dẫn, lôi cuốn, thu hút của nhan đề "Sống chết mặc bay"

 

13 tháng 10 2018

b) xấu người đẹp nết

mk nghĩ thế

và mk cx chỉ biết câu này thôi

k mk nhé

13 tháng 10 2018

C, Kính lão đắc thọ

Kính trên, nhường dưới

Tôn sư trọng đạo

Trọng nghĩa khinh tài

Yêu trẻ, trẻ đến nhà; kính già, già để tuổi cho.

Tiếng chào, cao hơn mâm cỗ.

Nhập gia tùy tục

19 tháng 1 2018

 “Muỗi kêu như sáo thổi 
Đỉa lội như bánh canh 
Cỏ mọc thành tinh 
Rắn đồng biết gáy” 

Cảnh 

“Rừng thiêng nước độc thú bầy 
Muỗi kêu như sáo thổi, đỉa lội đầy như bánh canh” 

Nét hoang sơ của thiên nhiên Nam Bộ buổi đầu khai phá thể hiện ở môi trường khắc nghiệt “rừng thiêng nước độc”: 

“Tháp Mười nước mặn, đồng chua 
Nửa mùa nắng cháy nửa mùa nước dâng” 

Sấu và Cọp là hai loại tượng trưng cho sức mạnh hoang dã luôn luôn đe dọa con người. 

Tục ngữ “xuống sông hớt trứng sấu, lên bờ xỉa răng cọp” và thành ngử “hùm tha, sấu bắt” khá phổ biến trong lời ăn tiếng nói của nhân dân mãi cho đến ngày nay. Ca dao nói nhiều về hai loài này. Trên cạn có cọp, “cọp đua”, “cọp um”. 

U Minh, Rạch Giá thị quá sơn trường 
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp đua. 

Cà Mau khỉ khọt trên bưng 
Dưới sông sấu lội trên rừng cọp um. 

Cọp sống ở khắp nơi từ miền Đông Nam Bộ (đất giồng) xuống tận miền Tây sình lầy, nước mặn của rừng U Minh, Rạch Giá. Người dân kính nể, gọi cọp bằng ông, thậm chí tôn lên làm hương cả, nhưng có lúc lại coi thường, giết cọp bằng nhiều cách. Cọp cũng là loài thú giữ quyết tâm bám giữ địa bàn sinh sống cho dù phải chạm trán với con người. Đối lại, lúc mới khẩn hoang, dù cọp tới lui là mối nguy hiểm nhưng con người cũng phải bám đất để sinh cơ lập nghiệp. Nhiều giai thoại dân gian về chuyện đấu với cọp vẫn còn. 

Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”. 

“Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua 
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”. 

Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ: 

“Tới đây xứ sở lạ lùng 
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê” 

“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng 
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”. 

Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”. 

Sản vật "trời cho" thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”… 

- Hết gạo thì có Đồng Nai 
Hết củi thì có Tân Sài chở vô 

- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai 
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng. 

- Cám ơn hạt lúa nàng co 
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng 

- Ai ơi về miệt Tháp Mười 
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.

19 tháng 1 2018

Nếu trên bờ có cọp thì dưới nước có sấu, “sấu lội”, “sấu cắn chưng” và “sấu vẫy vùng”. 

“Tháp Mười sinh nghiệp phèn chua 
Hổ mây, cá sấu thi đua vẫy vùng”. 

Nét hoang dã của đất nước Nam Bộ còn thể hiện gián tiếp qua tâm trạng lo sợ của người đi khai hoang, cảnh vật lạ lùng khiến cho người ta sợ mọi thứ: 

“Tới đây xứ sở lạ lùng 
Chim kêu cũng sợ, cá vùng cũng ghê” 

“Chèo ghe sợ sấu ăn chưng 
Xuống bưng sợ đỉa, lên rừng sợ ma”. 

Song song với nét hoang vu nêu trên, thiên nhiên có phần ưu đãi cho người đi tìm cuộc sống mới. Tín ngưỡng dân gian Nam bộ vẫn tin rằng “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhơn”. 

Sản vật "trời cho" thật là phong phú và dường như luôn sẵn có. Gạo thì Đồng Nai, gạo Cần Đước, gạo Cần Thơ… lúa thì có lúa “nàng co”, “nàng quốc”, “lúa trời”… 

- Hết gạo thì có Đồng Nai 
Hết củi thì có Tân Sài chở vô 

- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai 
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng. 

- Cám ơn hạt lúa nàng co 
Nợ nần trả hết, lại no tấm lòng 

- Ai ơi về miệt Tháp Mười 
Cá tôm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.